Giá trị của thương hiệu độc quyền không chỉ ở mặt giá trị pháp lý hay kinh tế mà thương hiệu còn mang giá trị xã hội, ý thức kinh doanh văn minh của các cá nhân tổ chức kinh doanh
Trong những năm gần đây, khi dòng chảy hội nhập đã đưa Việt Nam bước vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, thì cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhận thức của người Việt Nam về giá trị của thương hiệu độc quyền cũng ngày càng tăng lên rõ rệt. Nhờ vậy, trong hoạt động xây dựng, phát triển doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức dành nhiều sự quan tâm hơn cho việc đăng ký thương hiệu độc quyền.
Lưu ý: Trong phạm vi bài viết này, khái niệm “thương hiệu” được sử dụng linh hoạt thay thế cho thuật ngữ “nhãn hiệu” để gần gũi với đa số người đọc.
Vậy giá trị của thương hiệu độc quyền thể hiện ở đâu:
Giá trị pháp lý
Thương hiệu độc quyền là thương hiệu đã được đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ bởi cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia. Điều này cho phép chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu duy nhất đối với thương hiệu được đăng ký, nhờ vậy chủ sở hữu có căn cứ pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi xâm phạm như: Sao chép, làm nhái, làm giả… thương hiệu của mình
Giá trị kinh tế
Thương hiệu độc quyền giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, nâng cao hiệu quả kinh tế. Cụ thể: tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng về sản phẩm; loại bỏ, giảm thiểu các rắc rối pháp lý có thể gặp phải như: Không chứng minh được nguồn gốc xuất sứ của hàng hóa, tranh chấp thương hiệu. Ngoài ra, thương hiệu được đăng ký độc quyền còn còn là một loại hàng hóa có giá trị đặc biệt cao, có thể mua bán, chuyển nhượng, cho phép sử dụng… từ đó mang lại những giá trị kinh tế khổng lồ cho chủ sở hữu. Các mô hình điển hình như: Hệ thống đồ ăn nhanh KFC, Lotteria…
Gí trị xã hội
Thương hiệu độc quyền hình thành từ hoạt động đăng ký thương hiệu độc quyền thể hiện ý thức kinh doanh văn minh của các cá nhân tổ chức kinh doanh, từ đó văn minh hóa, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh trong nước, tạo tiền đề để Việt Nam hòa nhập cùng sân chơi kinh tế thế giới.
thuonghieu.org