Những tố chất cần có ở người lãnh đạo

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Muốn quản lý tốt doanh nghiệp, người quản lý nên dùng thuật “chỉ đạo” hay “lãnh đạo”? Tố chất cần phải có của người lãnh đạo?

4-5

Những tố chất cần có ở người lãnh đạo ( Ảnh minh họa )

 

1. Chính trực thay vì giả tạo. Có lời nói, hành động và niềm tin nhất quán, trước sau như một. Luôn là chính mình.– Môi trường làm việc là một trong những nhân tố quan trọng giữ chân người tài và tạo ra môi trường tốt, đó là nhiệm vụ của nhà lãnh đạo. Các sếp phải hiểu khả năng và tiềm năng của từng nhân viên, để sắp xếp họ vào vị trí phát huy tối đa năng lực. Cụ thể, người lãnh đạo giỏi có đủ 10 phẩm chất sau:

 

2. Đáng tin, vững chãi, chứ không tùy tiện, thất thường. Nhân viên cần người lãnh đạo có thể dẫn dắt công ty trên còn đường đã xác định, đạt những mục tiêu rõ ràng. Tuyệt đối không làm “nản lòng chiến sĩ” bằng những hành vi lập lờ và quyết định thất thường.

 

3. Thực tế chứ đừng ảo tưởng. Luôn nắm bắt khuynh hướng hiện thời, chứ đừng suy nghĩ mông lung xa rời thực tế.

 

4. Dẹp bi lụy để sống lạc quan. Người lãnh đạo tài ba biết rõ những khó khăn, thử thách mà công ty đang gặp phải, quyết định dựa trên việc cân nhắc lợi ích lâu dài cho công ty, chứ không phải lợi nhuận trước mắt.

 

5. Tự ý thức cá nhân. Phải biết rõ sức mạnh và đam mê của bản thân. Đồng thời, cũng cần biết điểm yếu, điểm mù của mình. Nhân bất thập tồn. Chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực tìm cách khắc phục, hạn chế khuyết điểm.

 

6. Điều hành bằng mục tiêu và niềm đam mê, chứ khơng phải bằng quyền lực. Người lãnh đạo kích thích nhân viên hăng say lao động bằng cách làm chọ mọi người cĩ chung niềm đam mê, thấy hứng thú cống hiến.

 

7. Tập họp chứ khơng chia cắt. Tập trung quan điểm, nhận định, ý kiến của đông đảo nhiều người. Chia rẽ, cục bộ không bao giờ đem đến kết quả tốt.

 

8. Đừng tự nâng bản thân, mà phải quan tâm đến mọi người. Đặt lợi ích và nhu cầu của mình sau người khác. Tạo môi trường làm việc tốt nhất, để nhân viên phát huy tài năng. Đưa ra quyết định dựa trên việc cân nhắc lợi ích lâu dài cho công ty, chứ không phải lợi nhuận trước mắt.

 

9. Tôn trọng nhân viên. Tất cả nhân viên ở mọi nhiệm vụ đều cần được đối xử công bằng, tôn trọng.

 

10. Bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo nối tiếp. Phải nhìn ra tiềm năng lãnh đạo của những nhân viên dưới quyền. Chấp nhận sự thật rằng tương lai của công ty lệ thuộc vào thế hệ sau.

Tự chấm và làm bảng thăm dò đánh giá của nhân viên. Trên 8,5 là đạt chuẩn người lãnh đạo được tập thể tin yêu. Nếu không đủ điểm thì năm mới 2010 là mốc để bạn thay đổi cách quản lý, nhằm thu hút nhân tài, đem lại lợi ích cho công ty.

Tổng hợp

 

0
Shares
0
Shares