Các yếu tố không được bảo hộ riêng trong thương hiệu. Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải có khả năng tự tạo tính phân biệt, tức là thành phần trong thương hiệu đó phải là thành phần mang tính riêng biệt, không được quá chung chung hay mô tả trực tiếp sản phẩm.
Khi nói đến “bảo hộ độc quyền nhãn hiệu” thì ai cũng có tâm lý nhãn hiệu của họ sẽ chỉ một mình họ có quyền sử dụng, bất kỳ một bên thứ ba nào cũng không có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào khi tiến hành đăng ký bảo hộ cũng được bảo hộ riêng từng thành phần.
Vậy các yếu tố không được bảo hộ riêng nghĩa là thế nào?
Yếu tố không được bảo hộ riêng nghĩa là: khi sử dụng các yếu tố đó, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng trong nhãn hiệu, chủ thể này dùng được thì chủ thể khác cũng dùng được.
- Các yếu tố không được bảo hộ riêng bao gồm:
+ Yếu tố quá đơn giản hoặc quá phức tạp: chữ cái đơn giản (từ 2 ký tự trở xuống: PB, MT, RF…); chữ số (323; 1995; 2010…); các hình học đơn giản
Các thành phần quá phức tạp cũng khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết và ghi nhớ được:
+ Yếu tố mang tính mô tả: là các yếu tố mang tính mô tả trực tiếp cho hàng hóa/dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu (mô tả chất lượng, công dụng, quảng cáo, tên sản phẩm..)
Ví dụ:
- Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng tên “QUÁN ĂN NGON”: phần chữ “QUÁN ĂN NGON” được đánh giá là mô tả trực tiếp dịch vụ và chất lượng sản phẩm cung cấp nên không được bảo hộ riêng. ( mô tả cho chất lượng dịch vụ)
- Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ Spa phần chữ “slogan” như “care for your heath- care for your beauty” hoặc “đẹp mãi với thời gian” ; “chuẩn dáng, đẹp da, thư giãn” đều được đánh giá là cụm từ mang tính mô tả nên không có khả năng được bảo hộ riêng. (mô tả mang tính quảng cáo trực tiếp)
- Hình ảnh thông thường của sản phẩm: đăng ký nhãn hiệu cho “cam, quýt” dụng hình ảnh ; đăng ký nhãn hiệu cho “quán bún, phở” dùng hình ảnh
+ Yếu tố thông dụng: Thông thường, nhãn hiệu là tên địa danh thì sẽ không được bảo hộ riêng và bắt buộc phải loại bỏ ra khỏi nhãn hiệu (Ví dụ: VERONA, VIENNA; HANOI; HẢI PHÒNG; BA ĐÌNH;..) Tuy nhiên, trường hợp tên địa danh chỉ mang tính chất chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm, nếu chủ sở hữu chứng minh có cơ sở, địa điểm kinh doanh tại nơi đó thì có thể sử dụng tên địa danh đó trong nhãn hiệu nhưng không được bảo hộ riêng.
thuonghieu.org