Truyền thông thương hiệu là gì?

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Hiện nay, rất nhiều công ty có chức năng nghề nghiệp là truyền thông về thương hiệu và rất nhiều doanh nghiệp có phòng chức năng là thương hiệu nhưng thực chất họ chỉ tổ chức làm quảng cáo, PR và phát triển thương hiệu. Vậy thực ra các công ty này họ đang làm gì và công việc đó giúp ích gì cho họ?

 

Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu.
 
Truyền thông thương hiệu: là truyền thông về thương hiệu có nghĩa là thông tin về thương hiệu được trao đổi chuyển tải tới các đối tượng của truyền thông. 
 

truyen-thong-thuong-hieu

 

Thông tin về thương hiệu là các thông tin về tên gọi, logo, hệ thống nhận diện thương hiệu và các thông tin hỗ trợ như giới thiệu quảng bá thêm về thương hiệu.

 

Thông tin thì mãi mãi chỉ là thông tin.  Việc đánh giá thông tin này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của mỗi người nhận thông tin này.

 

Tác dụng của công tác truyền thông thương hiệu không khác gì công việc quảng cáo, PR, marketing.  Nhưng đó lại không phải những gì mà các doanh nghiệp mong đợi từ truyền thông thương hiệu hoặc doanh nghiệp chưa hiểu hết sức mạnh mà thương hiệu công ty có thể đem lại cho doanh nghiệp.

Chúng ta đi sâu vào phân tích 3 thành phần chính của truyền thông.

 

1.  Nội dung tức là thông tin cần chuyển tải
2.  Hình thức tức là quảng cáo, PR, marketing
3.  Mục tiêu tức là đối tượng cần nhắm tới

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các công ty làm dịch vụ về truyền thông thương hiệu vẫn đang làm tốt phần thứ 2 của truyền thông, trong khi bỏ ngỏ phần 1 và 3.

 

Tại sao lại nói như vậy? Truyền thông là quá trình tương tác 2 chiều. Muốn làm tốt công tác truyền thông chúng ta phải quản lí được chiều ngược lại tức là khi mà đối tượng của truyền thông xử lí thông tin họ nhận được. Công việc bây giờ là nghiên cứu kỹ về thông tin và đối tượng của truyền thông, đó là những gì mà các doanh nghiệp hiện nay chưa làm tốt.

Nội dung thông tin: đó chính là thương hiệu công ty.  Chỉ có thương hiệu công ty mạnh mới quản lí được những phản ứng hay cách xử lí thông tin của đối tượng truyền thông.  Thương hiệu công ty mạnh là ở nơi đó thương hiệu không hề thay đổi ở mọi mặt tiếp xúc của nó.  Ví dụ một thông tin được đưa ra phải được chuyển tải, tiếp nhận và xử lí giống nhau ở mọi đối tượng liên quan đến thông tin đó.  

 

Muốn vậy, chúng ta phải qui định rõ ràng, cụ thể về cách xử lí thông tin đó.  Không có chuyện thông điệp đưa ra là tuyển chọn nhân tài, doanh nghiệp sẵn sàng chiêu mộ những ai quyết tâm và sẵn sàng cống hiến thì cách đối xử với các ứng viên nộp đơn là chúng tôi chưa có nhu cầu tuyển dụng và làm sao chúng tôi biết được bạn làm được những gì bạn nói.  Đề nghị doanh nghiệp sửa lại thông điệp của mình ngay.  

 

Một ví dụ khác là doanh nghiệp công bố một chiến lược kinh doanh mới nhưng chỉ có cấp lãnh đạo mới có thể hiểu hay phát biểu về nó.  Đây thực sự là sai lầm.  Người thực hiện chính ở đây không phải là lãnh đạo, chẳng lẽ mỗi lần xử lí công việc đều phải xin ý kiến lãnh đạo bởi vì người thực hiện không biết mình làm đúng hay sai.


Việc cần làm ở đây là các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu công ty cho chính mình. 

 Thương hiệu công ty không chỉ là tên gọi, logo, hệ thống nhận diện thương hiệu.

Đối tượng truyền thông: tùy thuộc vào nội dung thông tin mà chúng ta quyết định đối tượng nhắm đến nhưng chúng ta vẫn phải hiểu là thông tin sẽ được truyền tới tất cả nhưng ai quan tâm đến thương hiệu công ty như nhân viên, khách hàng, cổ đông, đối tác.

 

Ai cũng nghĩ là dễ dàng quản lí được phản ứng đối với các thông điệp đã truyền tải nhưng thực chất rất khó.  Khác nào việc làm dâu trăm họ.  Nhưng họ vẫn làm được ví dụ như Cocacola, IBM, Microsoft, Google, GE,…

Không phải đơn giản mà có mặt trong danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới.  Đại diện của châu Á như Samsung, Toyota, Sony cũng đã là các tên tuổi lớn ở Việt Nam. 
 

Lê Tuấn Anh

logo lehuyCÔNG TY TNHH SX - TM - DV LÊ HUY
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0304228302 do
Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 06/03/2006
Người đại diện: Trần Lê Thu Hồng
78 Diệp Minh Châu, Phường Tân Sơn Nhì,
Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 028 3810 7816 - Fax: 028 3810 7817
Mã số thuế: 0304228302 - Hotline: 0903 753 559
Zalo: 0913524248

Email: lehuy@lehuydesign.vn
Website: www.lehuydesign.vn
creditcards all

20150827110756 dathongbao

0
Shares
0
Shares