Quản lý danh tiếng của công ty là một chủ đề đang được bàn tán xôn xao khắp các phòng ban trong ngành chăm sóc sức khỏe. Càng ngày các công ty chăm sóc sức khỏe càng chú ý đến danh tiếng, đặc biệt khi nó lại là nhân tố quyết định. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn không nắm được việc làm thế nào để xây dựng nên một “ngân hàng danh tiếng tốt” cũng như quản lý “thu nhập uy tín” trong “ngân hàng” đó suốt một thời kỳ dài. Có một giải pháp là sử dụng chiến lược thương hiệu như một nền tảng vững chắc cho danh tiếng một cách hiệu quả.
Danh tiếng và thương hiệu thường được thay thế cho nhau. Tuy giống nhau nhưng cũng có những sắc thái riêng để tách biệt hai cái đó. Thương hiệu chú trọng vào việc bạn là ai – một công ty, một sản phẩm hay một cá nhân – và vào những cảm xúc và thực tế mà bạn có. Còn danh tiếng là làm thế nào mà kinh nghiệm được thể hiện từ từ như sự ngưỡng mộ, tính trung lập hay hoài nghi. Vì thế, nếu một người tiêu dùng có một kinh nghiệm tích cực với thương hiệu của bạn và kinh nghiệm đó luôn kiên định thì danh tiếng về lòng tin bắt đầu hình thành. “Ngân hàng lòng tin” càng phát triển với mỗi “stakeholder” (nhân tố có ảnh hưởng), thì ngân hàng đó càng khó cạn kiệt khi một công ty đối mặt với những cú va chạm hay tai họa ảnh hưởng đến danh tiếng không thể tránh khỏi.
Việc tạo ra nhiều kinh nghiệm tích cực với thương hiệu của công ty bạn đòi hỏi sự tập trung của toàn thể công ty. Nếu đẩy hết việc quản lý thương hiệu về danh tiếng cho riêng các phòng lập chiến lược, tiếp thị và quan hệ công chúng ắt sẽ không có hiệu quả. Dù cho những chuyên gia này biết rõ việc phát triển chiến lược thương hiệu, nhưng sở hữu và triển khai chiến lược thương hiệu chính là trách nhiệm của mọi người – từ CEO cho đến đội bán hàng vv…
Điều này có thể là quá sức đối với nhiều công ty và một số khác khó có thể hiểu được, đặc biệt là từ khi thương hiệu và danh tiếng đã tạo nên một mớ hỗn độn không dễ xác định. Tuy nhiên, với những công ty vốn nghiêm túc trong vấn đề danh tiếng, có 4 nhân tố thành công nên được xem xét:
Kết hợp thương hiệu với nhiệm vụ và chiến lược kinh doanh của công ty
Nếu chiến lược kinh doanh của bạn là để vượt trội thì một thương hiệu đại diện cho lòng trắc ẩn sẽ không thích hợp. Trong khi các thương hiệu được chau chuốt và mài giũa như con người, thương hiệu của một công ty không thể đại diện cho những gì không thuộc linh hồn của công ty. Hiểu được bạn là ai và bạn muốn cái gì được nổi tiếng quyết định việc tạo nên một thương hiệu đáng tin cậy.
Biết rõ tài sản thương hiệu và danh tiếng
Các công ty chăm sóc sức khỏe đặc biệt hiểu rõ giá trị của các nghiên cứu khi chúng được tiến hành để phát triển một dòng sản phẩm mới, các khám phá khoa học và chăm sóc bệnh nhân. Nhưng việc đánh giá danh tiếng của công ty trong số các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các “stakeholder” khác thường bị bỏ qua hay không được chú ý đúng mức, có vẻ như nó quá bị xem nhẹ. Nhưng khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, các CEO có thể bị vỡ mộng nếu danh tiếng phải mất một khoảng thời gian hồi phục lâu hơn mong đợi vì “ngân hàng danh tiếng” của công ty đã cạn kiệt mà không ai hay biết.
Việc định vị thương hiệu, và xác định tài sản thương hiệu cho phép bạn đưa ra những quyết định quản lý thương hiệu và danh tiếng dựa trên thực tế hơn là cảm giác mang tính bản năng.
Nuôi dưỡng văn hóa thương hiệu
Nền tảng của mỗi một thương hiệu vững mạnh là những người mang thương hiệu đến với cuộc sống và các nhân viên. Nhân viên ở mọi trình độ ảnh hưởng đến việc làm thế nào để khách hàng lĩnh hội được thương hiệu của công ty cũng như đặc trưng và lời hứa của nó. Xây dựng thương hiệu trong nội bộ, nội địa một cách thích hợp sẽ thu hút được hàng ngàn đại sứ thương hiệu có trách nhiệm – những người sẽ quảng bá thương hiệu của một công ty đến toàn thế giới.
Mọi thứ mà một công ty thực hiện chính là kế hoạch thương hiệu của công ty đó. Nếu với mỗi giai đoạn phát triển hay với mỗi sản phẩm dịch vụ bán ra khách hàng lại có những trải nhiệm khác nhau về thương hiệu của công ty thì sẽ tạo ra sự mâu thuẫn dẫn không tạo ra được sự cộng hưởng.
Thường xuyên liên lạc
Truyền đạt hợp lý sẽ không đủ nổi bật. Các thông điệp viết tay lẫn hình ảnh phải được lặp lại từ từ một cách đều đặn sẽ tạo ra những thương hiệu đáng nhớ và những tiếng tăm lâu dài. Chủ yếu là việc quản lý thông điệp đúng lúc nhờ vào khách hàng và việc sử dụng thông điệp để tô vẽ nên bản sắc thương hiệu. Đây là phương pháp hay nhất được thực hiện bằng cách đảm bảo cho thông điệp kể được một câu chuyện mà khách hàng có liên quan trong đó.
Danh tiếng và thương hiệu là những tài sản quan trọng của công ty, rất cần được nuôi dưỡng và canh chừng thường xuyên. Ngành chăm sóc sức khỏe có một cơ hội để cải thiện danh tiếng của nó bằng cách chú ý hơn đến những kinh nghiệm mà người tiêu dùng lẫn stakeholder có với thương hiệu của họ.
Debbie Myers (Lê Ngọc Hà Thanh – Công ty Thương hiệu LANTABRAND sưu tầm và lược dịch từ Brandchannel.com)