Tại sao các thương hiệu lớn logo có màu xanh dương?

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Trong ngành thiết kế nhãn hiệu, màu xanh dương xuất hiện mọi nơi. Khoảng 60% công ty trong danh sách Fortune 500 dùng màu xanh dương trong các thiết kế nhận diện thương hiệu.

 

tai-sao-co-mau-xanh skcsvn

 

Tại sao các thương hiệu lớn logo có màu xanh dương?

 

Xanh dương có vẻ như là màu an toàn cho nhận diện thương hiệu.

 

Ba hãng sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ là General Motors, Ford và Fiat Chrysler đều dùng xanh dương. Facebook, Twitter và LinkedIn cũng xanh dương. Vậy chuyện gì đang xảy ra với những nhà thiết kế thương hiệu?

 

Có nhiều nghiên cứu tâm lý về xu hướng dùng màu xanh dương so với các màu khác, nhưng để đánh giá được chiến lược kinh doanh có mối liên kết nào với màu xanh dương trong nhận diện thương hiệu hay không, chúng ta cần biết chính xác màu xanh dương tác động đến kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào.

 

Tại sao các thương hiệu lớn logo có màu xanh dương?

 

Theo một phân tích về giải bóng chày MLB tại Mỹ (Major League Baseball), đội mặc áo màu xanh dương có tỉ lệ thắng/thua kém. Giải MLB gồm 30 đội, do vậy, nghiên cứu cũng chọn 30 doanh nghiệp trong Fortune 30 đầu bảng để tiện so sánh. Trừ Apple (màu trắng) và Fannie Mae (màu xanh lá), 30 doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ cũng dùng màu xanh dương hoặc đỏ. Trong số 30 doanh nghiệp ấy, có đến 19 công ty chủ yếu dùng xanh dương, chiếm 63% trong danh sách và chiếm đến 63% tổng doanh thu, nhưng chỉ 45% tổng lợi nhuận. Tóm lại, doanh nghiệp xanh dương kiếm được nhiều doanh thu hơn, nhưng ít lợi nhuận hơn doanh nghiệp dùng màu đỏ, xanh lá và trắng.

 

 

Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào màu sắc để xác định doanh nghiệp nào tốt, doanh nghiệp nào kém thì nghe có vẻ điên rồ. Nhưng để nhìn kỹ hơn, tờ Fast Company xét đến 20 doanh nghiệp làm ăn giỏi nhất thế giới và 20 đội bóng chày, bóng đá, bóng rổ trả lương nhiều nhất thế giới, của các giải MLB, NBA, Ngoại hạng Anh, Ligue 1 (Pháp), La Liga (TBN) và Bundesliga (Đức).

 

Đầu tiên, 20 doanh nghiệp làm ăn giỏi nhất thế giới: xanh dương chiếm 40%, nhưng doanh thu chỉ chiếm 34%; trong khi xanh lá và đỏ chiếm phần lớn tỉ lệ còn lại. Đồng thời, lợi nhuận của xanh dương có chiều hướng giảm, trong khi xanh lá và đỏ lại tăng.

 

Tiếp theo, 20 đội thể thao trả lương nhiều nhất thế giới: 4 trong 5 đội dùng trang phục xanh dương, nhưng chỉ có 1 đội xanh dương giành được giải vô địch quốc gia, là Paris Saint-Germain ở giải bóng đá Ligue 1 của Pháp. Còn các đội bóng ở giải Ngoại hạng Anh, có 2 cặp xanh dương-đỏ, cùng thành phố là Manchester City (xanh dương) và MU (đỏ); và Chelsea (xanh dương) và Arsenal (đỏ); trong khi Chelsea và Manchester City đoạt cúp 2 năm gần nhất, có thể xem là thành công cho màu xanh dương, nhưng thông số này vẫn còn khá “yếu”: Arsenal và MU của màu đỏ tổng cộng giành được 33 danh hiệu Ngoại hạng Anh, so với tổng cộng 9 danh hiệu của Chelsea và Manchester City cộng lại (tính trong giai đoạn 100 năm).

 

Dĩ nhiên, không thể dựa trên màu sắc để giải thích rằng đội thể thao/doanh nghiệp thành công hay thất bại. Nhưng những số liệu thống kê phần nào cho thấy màu xanh dương có vẻ kinh doanh không tốt như những màu sắc còn lại. Dưới đây là 2 lý thuyết mà chúng ta có thể cần suy ngẫm:

Lý thuyết 1: Xanh dương hơi lạnh

 

Theo lý thuyết về màu sắc, xanh dương thể hiện tính “điềm tĩnh”, “hòa bình” và “tin cậy”. Màu xanh dương không có nhiều tính gợi cảm. Trong những ngữ cảnh như thể thao hay kinh doanh, xanh dương không thực sự “nóng” nên khó lôi kéo khán giả, khách hàng.

Lý thuyết 2: Xanh dương không có tính nhấn mạnh

 

Xanh dương được cho là màu “phổ biến nhất” giữa nam và nữ. Điều này có nghĩa là màu xanh dương nếu dùng trong thiết kế thương hiệu là màu dễ sử dụng nhất và ai cũng dễ đồng tình. Nếu thương hiệu màu xanh dương có ý nói đến nhận thức văn hóa nào đó thì cũng có nghĩa là văn hóa ấy có thể áp dụng cho nhiều thành phần, mang tính chung chung, ít rủi ro, ít táo bạo, và về kinh doanh là ít độc quyền.

Có thể 2 lý thuyết trên giải thích được (nhưng không có cơ sở chặt chẽ) cho việc đội thể thao hay doanh nghiệp không mấy thành công khi dùng màu xanh dương trong nhận diện thương hiệu. Nhưng với những sản phẩm tiêu dùng, một chiếc xe màu xanh dương, chiếc váy xanh dương… luôn có nét quyến rũ riêng.

 

 

Bemecmedia.vn (Theo pcworld)

 

 

0
Shares
0
Shares