Những bước tạo dựng thương hiệu bền vững

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Bạn đang muốn xây dựng thương hiệu ?  Hãy yên tâm vì bạn không phải là người duy nhất quan tâm đến điều này. Mỗi ngày, hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ giới thiệu các thương hiệu mới hoặc thay đổi hình ảnh thương hiệu cũ.

Bạn đang muốn xây dựng thương hiệu? Hãy yên tâm vì bạn không phải là người duy nhất quan tâm đến điều này. Mỗi ngày, hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ giới thiệu các thương hiệu mới hoặc thay đổi hình ảnh thương hiệu cũ.
xay dung thuong hieu 1

Cho dù các thương hiệu này có thể ở đang ở những giai đoạn hay thời kỳ khác nhau nhưng chúng đều có một công thức chung bao gồm 3 bước để tạo dựng thương hiệu thành công. Nói một các khác, tiến trình xây dựng thương hiệu không bao giờ chấm dứt.

Nếu một ngày nào đó, bạn nghĩ rằng thương hiệu mình đã thành công hay việc xây dựng thương hiệu đã đủ rồi thì lúc đó bạn hãy chuẩn bị tinh thần vì thương hiệu và công việc kinh doanh của bạn sẽ dần xuống dốc.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Khi bạn xây dựng thương hiệu chính là việc xây dựng sự phát triển bền vững và dài hạn. Mặc dù, giá trị của thương hiệu không được ghi nhận trong bản cân đối kế toán nhưng thương hiệu là một tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp.

Có 3 bước chính để tạo dựng thương hiệu và bạn cần phải gắn kết các bước này đến mọi hoạt động của doanh nghiệp:

1. Nhất quán

Thương hiệu được tạo dựng khi khách hàng tin vào lời hứa của thương hiệu mà họ đã được kiểm chứng bằng những trải nghiệm trong thực tế. Những trải nghiệm này tạo thành nhận thức và mong đợi. Nếu thương hiệu của bạn không đáp ứng được mong đợi của khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc của thương hiệu thì khách hàng sẽ cảm thấy bối rối và kết cục là họ sẽ tìm kiếm một thương hiệu khác đáp ứng được sự mong đợi của mình.

Để đạt được sự nhất quán này thì bạn phải làm rất nhiều công việc như phải có được một chiến lược thương hiệu xuyên suốt, kết nối được chiến lược này vào mọi công đoạn trong mô hình kinh doanh, thể hiện được chiến lược này thông qua các thông điệp truyền thông cũng như các hình ảnh nhất quán của thương hiệu (hệ thống nhận diện thương hiệu).

2. Kiên trì

Thương hiệu không thể xây dựng được trong một sớm một chiều. Để xây dựng được một thương hiệu, bạn phải kiên nhẫn và không được bỏ cuộc. Bạn phải luôn đưa ra những thông điệp và tạo các kinh nghiệm thương hiệu để thông tin và hỗ trợ một cách nhất quán lời hứa thương hiệu của mình. Đây là cách bạn xây dựng nhận biết thương hiệu, nhắc nhớ thương hiệu, ý định mua hàng, lòng trung thành và sự ủng hộ thương hiệu.

Có lẻ đây là một trong những bí quyết xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam thường lãng quên. Các kế hoạch thương hiệu của doanh nghiệp Việt thường mang tính chất ngắn hạn, nổ lực xây dựng thương hiệu và tiếp thị thường mang tính chất sự vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng doanh thu hay giải quyết hàng tồn kho… hơn là có một kế hoạch xây dựng thương hiệu dài hạn và chiến lược.

Có một số thương hiệu Việt đã tạo được một phần uy tín thì vì nhiều lý do khác nhau như cho rằng thương hiệu đã mạnh và thời điểm này họ phải tập trung vào việc khai thác để tạo ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Hay một quan điểm khác là đã hoàn thành xây dựng thương hiệu và giờ phải cắt mọi chi phí thương hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu cần sự kiên trì, một thương hiệu mạnh được tạo ra bằng sự kiên trì, duy trì sức mạnh thương hiệu càng đòi hỏi sự kiên trì của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc.

3. Không nóng vội

Đôi khi bạn sẽ thấy rất muốn mở rộng thương hiệu của mình đến những thị trường mới, tạo các dòng sản phẩm mới với kỳ vọng tạo ra được rất nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, mọi điều công ty bạn làm phải giữ được sự thống nhất trong việc thông tin thương hiệu và thực hiện lời hứa thương hiệu. Vì vậy, bạn phải không được nóng vội.

Nếu bạn không suy xét cẩn thận, các kế hoạch mới của bạn có thể phá hỏng thương hiệu hiện tại. Dừng ra quyết định nóng vội mà phải phân tích kỹ càng các khía cạnh để đảm bảo những kế hoạch mới phù hợp với thương hiệu mà bạn đang xây dựng.

Đây là một trong những sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp Việt mắc phải. Dưới sự hấp dẫn nhất thời của các lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp đã mở rộng thương hiệu quá mức và kế quả thu được không gì ngoài sự giảm sút lợi nhuận và sức mạnh thương hiệu.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp sữa hàng đầu đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang bia, cà phê và cuối cùng phải rút ra khỏi thị trường vì không tạo được chỗ đứng trên thị trường vì lĩnh vực kinh doanh mới này của họ không “ăn nhập” gì với lĩnh vực kinh doanh truyền thống của mình.

Hay một trường hợp khác là một thương hiệu công nghệ thông tin hàng đầu đã đầu tư vào bất động sản, tài chính ngân hàng… và kết quả là thương hiệu đã bị pha loãng và gây nhầm lẫn với đối tượng khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình phức tạp và kéo dài liên tục không có điểm kết thúc, cho dù một doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của việc xây dựng thương hiệu thì 3 bước trên chính là điểm mấu chốt để tạo dựng thương hiệu thành công.

Theo DNA Brandinga

 

0
Shares
0
Shares