Slogan: Những yếu tố cần thiết cho 1 slogan hay

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Slogan là gì? Định nghĩa slogan, cũng như những câu slogan hay nhất mọi thời đại, tất cả sẽ chia sẻ tới bạn đọc trong bài viết này.

Ngày nay, hầu hết các công ty kinh doanh đều có những khẩu hiệu tiếp thị, các hình thức quảng cáo và tên thương mại của riêng mình nhằm đưa sản phẩm của họ đến gần hơn với công chúng. Vậy khẩu hiệu – slogan là gì, tác động như thế nào tới doanh nghiệp?

 

1 Slogan 1527568448

 

Slogan là gì?

 

Slogan được hiểu là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mang tính mô tả và thuyết phục về tính chất một thương hiệu. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển sản phẩm của công ty. Thông thường, slogan được áp dụng lối chơi chữ – sự điệp âm, các kiểu chơi chữ và những từ ngữ có nghĩa mở rộng – điều gần như là bắt buộc trong các khẩu hiệu quảng cáo.

Cũng như tên thương hiệu, slogan mang tính ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Nó giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và sự khác biệt cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy đến đây chắc bạn đã phần nào hiểu được slogan là gì rồi đúng không?

 

Những yếu tố cần thiết cho 1 slogan hay là gì?

 

Để có một slogan hay và ý nghĩa bạn cần phải quan tâm đến 4 yếu tố dưới đây bao gồm:

Mục tiêu: Khi sáng tạo ra 1 slogan bạn cần nắm được mục tiêu rõ ràng và hướng đến mục tiêu đó. Một ví dụ: Như bạn đã viết Pepsi và Coca-Cola là 2 đối thủ truyền kiếp trong nghành nước giải khát. Khi Pepsi mới ra đời họ đã sử dụng 1 câu slogan với mục tiêu chiếm lấy thị phận mà Coca-Cola đang nắm giữ và họ đã lấy slogan là “Generation Next” (thế hệ tiếp nối) với dụng ý Coca-Cola là đồ uống đã cổ lỗ sĩ, và với slogan này Pepsi còn muốn hướng tới mục tiêu là giới trẻ.

 

Ngắn gọn: Đây là một điều rất hiển nhiên, 1 slogan cần phải phải ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Có như vậy mới dễ dàng đi sâu vào tiềm thức của mỗi khách hàng.

 

Không gây phản cảm: Bạn không nên sử dụng những từ ngữ gây phản cảm, hiểu lầm hay xúc phạm.

Luôn nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Slogan luôn phải thể hiện được rõ ràng về những lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ.

 

Những câu slogan hay nhất mọi thời đại

 

Thông qua những chia sẻ bên chắc hẳn bạn đã hiểu hơn được về slogan là gì? Bây giờ hãy cùng dạo một vòng quanh thế giới để tìm hiểu những câu slogan “độc nhất vô nhị” đã làm nên tên tuổi các thương hiệu lớn nhé!

 

Nike – Just Do It: Khẩu hiệu này đã giúp Nike chiến thắng Reebok trong cuộc chiến Sneaker vào thập niên 80s và sau đó được sử dụng liên tục trong hơn 30 năm. Nhờ nó mà Nike khẳng định được tinh thần thể thao mạnh mẽ với slogan thách thức các vận động viên sẵn sàng đối mặt với tình huống thử thách.

 

1 Nike 1527568924

 

Kit Kat – Have a break, have a Kit Kat: Năm 1937, Kit Kat xuất hiện với định vị sản phẩm là thanh socola người đàn ông có thể mang tới nơi làm việc và tận hưởng trong giờ nghỉ. Ngay từ khi bắt đầu, Kit Kat đã tận dụng từ “break” vừa mang nghĩa là thời gian giải lao, vừa là hành động bẻ gãy thanh Kit Kat nhưng tới năm 1967 khẩu hiệu này mới xuất hiện.

 

California Milk Processor Board – Got Milk? Khẩu hiệu này ban đầu được thể hiện trong seri quảng cáo qua các tình huống người dùng sử dụng các loại thực phẩm ngọt và khô nhưng thiếu sữa để cân bằng. Ban đầu, khẩu hiệu này bị đánh giá là “thiếu sáng tạo”, “ngữ pháp không chính xác”, nhưng 1 năm sau, đã có 2,8 tỷ gallon sữa được bán ra tại California.

 

M&Ms – Melts in your mouth, not in your hand: Khẩu hiệu này ra đời vào năm 1958 nhằm khẳng định sự khác biệt của Peanut M&M so với các loại kẹo cùng thời khi luôn gây cảm giác dấp dính trên ngón tay người tiêu dùng. Theo khảo sát của Texas Tech University, khẩu hiệu này của M&M là khẩu hiệu được nhiều người yêu thích nhất trong lịch sử ngành quảng cáo.

 

De Beers – A Diamond is forever: Slogan ra đời trong hoàn cảnh Frances Gerety tuyệt vọng khi phát hiện ra rằng mình đã quên một dòng chữ ký cho loạt quảng cáo của De Beers. Sau đó, slogan thành công mạnh mẽ với lượng kim cương bán ra tăng 55% tại Mỹ sau 2 năm và từ đó, nhẫn đính hôn kim cương trở thành nét văn hóa đặc biệt.

 

Avis – We Try Harder: Năm 1962, Avis chấp nhận là công ty cho thuê xe đứng thứ 2 tại Mỹ với slogan này. Trong một năm sau đó, thay vì tiếp tục thua lỗ $3.2 triệu thì công ty đã thu về lợi nhuận $1.2 triệu lần đầu tiên trong 13 năm.

 

Wheaties – Breakfast of Champions: Từ năm 1933 Wheaties đã đưa hình ảnh các vận động viên nổi tiếng lên bao bì của các hộp ngũ cốc và khẳng định với slogan: Bữa sáng dành cho các nhà vô địch. Do đó, vô số vận động viên và người tiêu dùng đã bị kích thích với ham muốn trở thành “nhà vô địch”

.

L’Oreal – Because you’re worth it: Lần đầu tiên trong ngành quảng cáo xuất hiện một khẩu hiệu được viết từ góc nhìn của phụ nữ “Because I’m worth it”. Tuy nhiên, sau đó khẩu hiệu này được chuyển thành “Because You are worth it” do một số người cảm thấy nó quá mạnh mẽ so với đặc tính của phụ nữ. Với slogan này, L’Oreal tiếp tục nỗ lực để đưa thương hiệu trở thành một lối sống và triết lý cho phụ nữ quyền lực.

 

Las Vegas Conventions And Visitor’s Authority – What Happens Here, Stays Here: Một nghiên cứu chỉ ra rằng cảm xúc kết nối Las Vegas Conventions với khách hàng là cảm giác tự do làm những điều họ không thể làm ở nhà. Slogan này đã định vị Las Vegas là nơi bạn có thể sống “hoang dã” mà không cần quan tâm tới hậu quả. Kết quả cho thấy mỗi $1 chi phí quảng cáo với slogan này đem về $26 lợi nhuận cho thành phố.

 

Gillette – The Best a Man Can Get: Trong vài năm đầu, Gillete gặp khó khăn trong việc quảng bá sự nam tính của thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Slogan này đã kết hợp thành công 2 yếu tố đó và được dịch ra 14 thứ tiếng, đưa Gillete trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp cạo râu.

 

NguyenKhiemKhiem (brandsvietnam.com)

 

 

0
Shares
0
Shares