In lụa trên vải
In lụa có ứng dụng rộng dãi trên nhiều chất liệu khác nhau như in trên giấy, nilon, kính, kim loại… Một trong những ứng dụng quan trọng của in lụa là in trên chất liệu vải. Có hai phương pháp in lụa cơ bản là in thủ công và in bằng máy. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau và ứng dụng tùy vào mô hình và quy mô xưởng in.
Hiện nay để in ra những sản phẩm in vải (in áo thun, in đồng phục, in áo công sở…) có nhiều màu sắc thì lựa chọn hàng đầu vẫn là in lụa (còn gọi là in lưới). Đây là phương pháp cho màu sắc đa dạng, mực tươi sáng và độ bền của áo in lâu. Một trong những công đoạn quan trọng của in lụa là pha mực. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách pha mực in lụa.
Mực in lụa
Cách pha mực in lụa trên vải
Nguyên lý pha mực in lụa cơ bản dựa trên nguyên tắc tạo màu: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
– Tổng hợp màu cộng: Tạo nên màu mới bằng cách pha trộn các ánh sáng có màu.
– Tổng hợp màu trừ: Tạo màu mới bằng cách pha trộn các vật thể có màu.
Các bước pha mực in lụa trên vải
1.Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 180 độ. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu này càng cách xa nhau (trên vòng màu). Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ: Muốn có màu xám, ta có thể pha một ít màu đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen được dùng gia thêm vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
2. Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha nhạt mực đậm.
Phối hợp các mầu sắc
3. Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu nhạt với nhau ra được màu trong và sáng.
4. Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Chỉ cần một ít sẽ làm cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.
5. Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
6. Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng v.v… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.
Như vậy bạn đã hiểu qua về cách pha mực in lụa. Nhưng quá trình pha màu còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như ánh sáng, tỷ lệ mực khi pha… Vì vậy việc được đào tạo bài bản và thực hành nhiều lần là điều kiện quan trọng để có thể trở thành chuyên gia pha được bất cứ các loại mầu chỉ từ các màu căn bản. Về mặt lý thuyết là như trên nhưng trong quá trình làm sẽ có rất nhiều thủ thuật để có thể pha mực chuẩn màu. Điều này cần học chuyên nghiệp và luyện tập nhiều hơn.
suutam