KIẾN THỨC NGÀNH IN

Hướng dẫn phơi bản in lụa

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi phơi:

huong-dan-phoi-ban-in-lua-550x308

 

– Bàn chụp : là 1 cái hộp gỗ kích thước khoảng 80cm x 50cm x 25cm, bên trong đặt 3-5 bóng đèn Điện Quang 6 tấc (tranh thủ quảng cáo tí ), bên trên là tấm kính 5ly. Dưới mấy bóng đèn lót 1 lớp giấy bạc để phản xạ ánh sáng. Nếu tốt nữa thì đóng 4 bên 4 cái chân, gắn 1 cái công tắc tắt mở là ok. Máy sấy tóc, tấm đen rộng 30x40cm, xốp, 1 cục gì đó nặng nặng để chèn lên trên sau này.

– Khung in lụa đã rửa sạch sẽ và hoàn toàn khô nhé( điều đương nhiên cần phải có ).

– Keo PVA 217, 215, keo sơ dừa, thuốc Bicromat (keo có thể mua sẵn) tùy ý nếu không thích phiền toái nấu.

– Phim hoặc giấy can, máng gạt, đồng hồ bấm giây, kính chèn, giấy đen, vật nặng 3-4kg (cục giấy) để chèn, vòi cần thiết phải có nước nhé, tất cả phải chuẩn bị sẵn sàng, kiểm tra trước khi làm.

Cách chụp:

– Pha keo PVA 217 và thuốc Bicromat (thuốc bắt sáng) khuấy đều có độ sệt hơn mật ong thì có màu vàng.

– Cho keo vào máng gạt rồi trải đều dọc thân khuôn lưới rồi kéo 1 cái để keo đồng đều trên bề mặt lưới. Kéo mặt ngoài trước rồi kéo mặt sau, nên kéo 2 đến 3 lần mỗi mặt cho đủ độ đồng đều (tùy vào kinh nghiệm mỗi người). Sau đó nhớ gạt keo thừa ở máng còn lại vào hộp nhé, đậy kín lại đấy và rửa máng.

– Dùng máy sấy tóc sấy đều sao cho khô hoàn toàn cả 2 mặt.

– Dán tấm phim hoặc giấy can lên khuôn lưới.

– Ở đây ta chụp từ dưới lên do đó ta cần đậy tấm đen (hoặc giấy đen) rồi đến tấm xốp lên trên lưới sau đó đặt tấm kính chèn và chèn vật nặng lên trên kính chèn chủ yếu nhằm mục đích hút hết chân không ra. Còn chân không thì khi chiếu sáng thì phần tử in sẽ bị lệch các kiểu hehe). Nếu ta phơi từ trên xuống thì k cần tấm đen, tấm đen có tác dụng tránh ánh sáng phản xạ.

Bật đèn chụp trong khoảng 3,5-4 phút với keo 217 pha sệt hơn mật ong (Không lâu hơn cũng không chóng hơn).

– Khi chụp xong xả nước lạnh kỹ cả 2 mặt (xịt mạnh nhé, làm nhanh càng tốt)

– Mang vào dùng máy sấy tóc sấy thật khô hoặc lau khô đi

– Soi lên nhìn thấy bản in trong, sắc mà bạn thấy không mất phần tử in nào thì cũng được.!

Chú ý: Cách chụp bản in lụa nếu bạn mới làm thì bạn nên khảo sát thời gian phơi cho hợp lý, về thời gian phơi nên tăng hay giảm thì bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết chế khuôn in lụa trực tiếp.

suutam

Tin Tức Liên Quan

 

0
Shares
0
Shares