Khuôn bế là một trong những sản phẩm có tính ứng dụng cao, hầu hết các sản phẩm hiện nay đều được bao bọc, bảo vệ cũng như quảng cáo gián tiếp thông qua những chiếc bao bì,trang trí. Để tọa ra một khuôn bế hoàn chỉnh và chất lượng thì kỹ thuật là phần quan trọng.
Việc sử dụng khuôn bế thủ công là hình thức cơ giới hóa, giải phóng một phần nào sức lao động cho con người. Có một số điểm khác biệt ở việc sử dụng khuôn bế thủ công là trong sản xuất vẫn có một số khâu phải tiến hành bằng tay ở một số thao tác chứ không sử dụng toàn bộ bằng hệ thống máy in, máy tự động hiện đại tự thao tác.
+ Quy trình sản xuất cơ bản:
- Thiết kế mẫu trên AutoCAD dựa trên mẫu,
- Xuất phim đường outline lên giấy hoặc phim nhựa chuyên dụng,
- Dán phim lên ván 12, 15, 18 hoặc 20mm tùy theo độ dày của sản phẩm và dùng máy cưa lộng cưa theo đường outline của phim,
- Do dao và uốn dao bằng thiết bị uốn dao bằng tay (máy tạo đường cong bằng tay) ứng với đường outline
- Đóng dao vào rãnh đã cưa.
Điều quan trọng trong quá trình chế tạo khuôn bế đó chính là việc uốn dao và đóng dao, do vậy việc chế tác thủ công và bán tự động cần đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm khá, giỏi, và có kiến thức về khuôn bế rộng.
Ưu điểm của khuôn bế thủ công là chi phí đầu tư thấp, giá thành làm khuôn thấp, có thể sử dụng loại ván giá thấp như MDF. Bên cạnh những ưu điểm trên thì khuyết điểm là thời gian làm khuôn chậm do thời gian cưa khuôn chậm, độ chuẩn xác thấp, độ lớn khuôn có giới hạn.