KIẾN THỨC NGÀNH IN

Khái niệm màu sắc và hình thức tạo màu trong in ấn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Khái niệm về màu sắc

 

Đã từ lâu, người ta biết rằng màu sắc không phải là tính chất tự có của vật chất. Màu sắc là yếu tố phụ thuộc vào ánh sáng. Ở đâu không có ánh sáng thì cũng không có màu. Trong bóng tối, vật thể nào cũng đều có màu đen.


Ánh sáng mặt trời là một chùm bức xạ sóng điện từ có bước sóng khác nhau. Khi cho ánh sáng trắng qua một lăng kính ta sẽ nhận được một dải đen. Hiện tượng này trong tự nhiên cũng dễ thấy khi ánh sáng mặt trời đi qua không khí có nhiều hơi nước và tạo thành cầu vồng.

1khai-niem-mau-sac-va-hinh-thuc-tao-mau-trong-in-an-1

 

Khi cho tia sáng trắng qua lăng kính sẽ nhận được một dải màu có màu đỏ, cam, vàng, lục lam, chàm tím. Đó là quang phổ của ánh sáng trắng. Lăng kính không khúc xạ các màu như nhau. Bức xạ nào có bước sóng ngắn thì sẽ bị lăng kính khúc xạ nhiều hơn. Ngược lại, nếu hứng tất cả các bức xạ này vào một thấu kính lõm thì ta sẽ nhận được ánh sáng trắng tại điểm hội tụ của thấu kính.

 

Khi chiếu ánh sáng lên một vật thể thì bề mặt vật thể sẽ hấp thụ một số bức xạ có bước sóng này và phản chiếu một số bức xạ có bước sóng kia. Nếu nó hấp thụ các bức xạ mỗi thứ một ít thì sẽ thấy vật thể ấy màu trắng. Nếu nó hấp thụ toàn bộ bức xạ thì sẽ thì sẽ thấy vật thể màu đen. Nếu hấp thụ ở mức trung bình thì vật thể có màu xám.

 

Như vậy, màu của vật thể là sự tổng hợp tất cả các bức xạ có bước sóng khác nhau mà bề mặt của nó phản chiếu.

Và tất nhiên, nếu hai nguồn chiếu sáng phát ra bức xạ khác nhau thì bề mặt vật thể cũng phản chiếu bức xạ khác nhau. Điều này giải thích vì sao khi soi tờ in dưới ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo thì hình ảnh trên tờ in không cùng một màu như nhau.

Muốn kiểm tra và tái tạo được màu sắc trên tờ in giống nhau như mẫu thì phải đặt chúng trong điều kiện ánh sáng như nhau, nghĩa là tờ in và mẫu đều được đặt dưới một nguồn sáng và cùng một cường độ.

 

Các hình thức tạo màu.

 

Các hình thức tạo màu được gọi theo thuật ngữ khoa học là các hình thức tổng hợp màu xanh. Có hai phương pháp tổng hợp màu là: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.

 

Trong tổng hợp màu cộng, ta nhận được màu mới khi pha trộn các ánh sáng có màu. Chẳng hạn, khi chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông ta sẽ nhận được màu trắng. ở hình thức khác, ta cũng nhận được màu mới nhưng bằng cách pha trộn các vật thể có màu. Đây là phương pháp tổng hợp màu trừ. Chẳng hạn khi đặt một tấm kính đỏ lên một tấm kính màu lục sẽ nhận được màu xám. Kết quả cũng tương tự khi pha trộn mực hay khi in chồng màu.

 

Như vậy, hai phương pháp tổng hợp màu nói trên hoàn toàn khác nhau và không nên lẫn lộn. Theo chiều quy định trên vòng tròn màu, nếu pha hai màu cách xa nhau (màu bù) sẽ cho một màu tối, nếu pha hai màu gần nhau sẽ cho một màu sáng, trong.

suutam

Tin Tức Liên Quan

logo lehuyCÔNG TY TNHH SX - TM - DV LÊ HUY
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0304228302 do
Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 06/03/2006
Người đại diện: Trần Lê Thu Hồng
78 Diệp Minh Châu, Phường Tân Sơn Nhì,
Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 028 3810 7816 - Fax: 028 3810 7817
Mã số thuế: 0304228302 - Hotline: 0903 753 559
Zalo: 0913524248

Email: lehuy@lehuydesign.vn
Website: www.lehuydesign.vn
creditcards all

20150827110756 dathongbao

0
Shares
0
Shares