Gia công bề mặt sản phẩm là những kỹ thuật tác động lên bề mặt sản phẩm đem lại những hiệu ứng nổi bật, tạo sức hút cho sản phẩm. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật thành phẩm để giúp sản phẩm của bạn trở nên đặc biệt và thu hút khách hàng hơn.
1. Kỹ thuật Phủ UV (hay còn gọi là UV định hình)
Hiện nay, kỹ thuật in ấn này rất phổ biến, mọi người thường muốn có hiệu ứng bóng ở chữ hay logo,..để thiết kế trở nên đặc biệt hơn và không quá tầm thường cũng như không làm mất đi sự tinh tế. Lớp sơn bóng phủ mờ trên bìa ấn phẩm giúp tăng độ bền cũng như bảo vệ bề mặt của bìa ấn phẩm bằng một lớp áo sáng bóng và bền màu.
2. Dập chìm/ dập nổi
Thông qua kỹ thuật dập nổi, người ta sử dụng lực để dập chữ hay logo trực tiếp lên bìa ấn phẩm mà không cần bất kì foil hay mực in nào. Đó là một cách tạo ra chất liệu và xây dựng kết cấu cho bìa ấn phẩm làm tăng thêm sự hấp dẫn.
Mặt khác, quá trình dập chìm hoàn toàn ngược lại so với dập nổi, nó mang lại cho bìa ấn phẩm những tác dụng và hiệu ứng thiết kế tương tự như dập nổi, nhưng bề mặt chất liệu giấy thay vì nổi lên như in dập nổi thì nó sẽ chìm xuống và tạo độ hút sâu hơn cho thiết kế. Kiểu in này tạo ra hiệu ứng hình ảnh 3D cho thiết kế một cách mới mẻ và độc đáo. Những hiệu ứng dập nổi và dập chìm thường được áp dụng trên hình biểu tượng và chữ.
3. Ép nhũ/ ép kim
là một hình thức in ấn tạo ra chất liệu rất tốt và đẹp cho bìa ấn phẩm. Màu nhũ (với nhiều màu sắc có thể tùy chọn) sẽ được ép vào bề mặt sản phẩm với khuôn in nóng để tạo ra sự ấn tượng và thanh lịch cho bìa ấn phẩm. Biểu tượng và kiểu chữ thường sử dụng kỹ thuật in ấn này.
4. Cán mờ/ cán bóng Cán mờ
Tạo ra một lớp bảo vệ rất tốt cho bìa ấn phẩm. Nó tạo độ mờ đục cho bìa ấn phẩm nhằm giúp thiết kế có cái nhìn hết sức tinh tế và trang nhã. Mặt khác, với một số yêu cầu khác họ lại muốn tạo độ sáng cho bìa ấn phẩm thì cán bóng sẽ là sự lựa chọn phù hợp, vì nó tạo ra độ mềm mượt cho giấy lại tăng độ sang bóng và còn chịu được nước rất tốt.. Dù bằng cách nào thì hai kỹ thuật in này đều là "lá chắn bảo vệ" rất hiệu quả cho bìa ấn phẩm.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn biết thêm về những kỹ thuật khác nhau được sử dụng trong việc thiết kế sản phẩm. Chúc bạn thành công!
- Sưu tầm