KIẾN THỨC NGÀNH IN

Công Nghệ In Ấn Laser và những điều chưa biết

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

In laser là một quá trình in bằng việc quét trực tiếp các chùm tia la-de hướng sang thụ quan ánh sáng của máy in và đây cũng là cách in thông dụng có khả năng in rất nhanh các văn bản có chất lượng cao trên giấy trắng

 

Lịch sử phát triển tia laser:

 

Laser là một loại tia được phỏng theo maser là một loại thiết bị tạo ra tia vi sóng và được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1953 tuy nhiên nhược điểm của nó là không tạo được những tia sóng liên tục.

 

1infh

 

Thiết bị tạo ra maser, tiền thân của tia laser

 

Sau đó công nghệ này đã được Nikolay Gennadiyevich Basov và Aleksandr Mikhailovich Prokhorov đưa lên tầm cao mới bằng việc cho ra đời thiết bị phát ra  hệ thống phóng tia liên tục bằng cách dùng nhiều hơn 2 mức năng lượng.

 

1960 tia laser hồng ngọc được Theodore Maiman khi lấy ôxít nhôm pha lẫn crôm và crôm hấp thụ tia sáng màu xanh lá cây và xanh lục, để lại duy nhất tia sáng màu hồng.

 

1lasern

 

Laser hồng ngọc

 

1962 Robert N. Hall phát triển laser bán dẫn đầu tiên hay còn gọi là  điốt laser có bước sóng 850 na-nô-mét gần vùng quang phổ của tia hồng ngoại.

 

Đến năm 1970 laser bán dẫn được Zhores Ivanovich Alferov và Hayashi và Panish  phát triển để  hoạt động liên tục ở nhiệt độ trong phòng, sử dụng cấu trúc đa kết nối.

 

Máy in laser ra đời :

 

Loại máy in sử dụng tia laser này được phát triển triển vào năm 1969 bởi Gary Starkweather với cơ chế hoạt động gần giống với máy photocopy nhưng khác ở chổ máy sử dụng những chùm tia laser để quét qua văn bản gốc do đó rút ngắn được thời gian in và tăng công suất cho máy in và giúp máy có thể cho ra 200 bản in / phút đã mở ra một chương mới trong lịch sử của ngành in ấn.

 

Nguyên lý hoạt động của máy in laser:

 

1Nguyên-lý-hoạt-động

 

  • Tia laser sẽ được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục.
  • Ở những vị trí khác nhau tia laser sẽ có cường độ khác nhau, có điện trở khác nhau và có điện tích khác nhau.
  • Khi đó ở vị trí có điện tích gần bằng 0 thì sẽ hút mực còn những vị trí có điện tích cao hơn sẽ không hút mực.
  • Lượng điện nhiều hay ít sẽ tùy vào cường độ điểm tích điện khi trắng lăn qua hộp mực và tạo được từng con chữ cho trang in.
  • Sau đó tờ giấy in sẽ đi qua trống và nội dung in sẽ lưu lại trên giấy và giấy sẽ đi qua bộ phận sấy của máy với nhiệt độ cao và lực ép sẽ khiến cho mực dính chặc vào giấy.
  • suutam

Tin Tức Liên Quan

 

0
Shares
0
Shares